This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Từ vựng tiếng Anh chủ đề Ngày Tết

Tết đến xuân về, các bạn đã có kế hoạch gì xả hơi mấy ngày Tết chưa? Ngày Tết ăn chơi nhảy múa thoải mái nhưng nhớ một nhiệm vụ quan trọng là vẫn phải duy trì học tiếng Anh đấy nhé. Bài viết dưới đây xin gửi tới các bạn một số từ vựng về “ Tết”, và mong rằng các bạn ăn Tết vui vẻ bên gia đình và “nuốt” cho hết số từ vựn này nhé !Từ vựng Tiếng Anh về Tết

tu vung tieng anh chu de ngay tet

Crucial moments (Những thời khắc quan trọng)

Lunar New Year = Tết Nguyên Đán.
Lunar / lunisolar calendar = Lịch Âm lịch.
Before New Year’s Eve = Tất Niên.
New Year’s Eve = Giao Thừa.
The New Year = Tân Niên.

* Typical symbols (Các biểu tượng tiêu biểu)

Flowers (Các loại hoa/ cây)
Peach blossom = Hoa đào.
Apricot blossom = Hoa mai.
Kumquat tree = Cây quất.
Chrysanthemum = Cúc đại đóa.
Marigold = Cúc vạn thọ.
Paperwhite = Hoa thủy tiên.
Orchid = Hoa lan.
The New Year tree = Cây nêu.

Foods (Các loại thực phẩm)

Chung Cake / Square glutinous rice cake = Bánh Chưng.
Sticky rice = Gạo nếp.
Jellied meat = Thịt đông.
Pig trotters = Chân giò.
Dried bamboo shoots = Măng khô.
(“pig trotters stewed with dried bamboo shoots” = Món “canh măng hầm chân giò” ngon tuyệt).
Lean pork paste = Giò lụa.
Pickled onion = Dưa hành.
Pickled small leeks = Củ kiệu.
Roasted watermelon seeds = Hạt dưa.
Dried candied fruits = Mứt.
Mung beans = Hạt đậu xanh
Fatty pork = Mỡ lợn
Water melon = Dưa hấu
Coconut = Dừa
Pawpaw (papaya) = Đu đủ
Mango = Xoài


Others

Spring festival = Hội xuân.
Family reunion = Cuộc đoàn tụ gia đình.
Five – fruit tray = Mâm ngũ quả.
Banquet = bữa tiệc/ cỗ (“Tet banquet” – 2 từ này hay đi cùng với nhau nhé)
Parallel = Câu đối.
Ritual = Lễ nghi.
Dragon dancers = Múa lân.
Calligraphy pictures = Thư pháp.
Incense = Hương trầm.
Altar: bàn thờ
Worship the ancestors = Thờ cúng tổ tiên.
Superstitious: mê tín
Taboo: điều cấm kỵ
The kitchen god: Táo quân
Fireworks = Pháo hoa.
Firecrackers = Pháo (Pháo truyền thống, đốt nổ bùm bùm ý).
First caller = Người xông đất.
To first foot = Xông đất
Lucky money = Tiền lì xì.
Red envelop = Bao lì xì
Altar = Bàn thờ.
Decorate the house = Trang trí nhà cửa.
Expel evil = xua đuổi tà ma (cái này là công dụng của The New Year Tree).
Health, Happiness, Luck & Prosperity = “Khỏe mạnh, Hạnh phúc, May mắn, & Thịnh vượng” là những từ không thể thiếu trong mỗi câu chúc Tết.
Go to pagoda to pray for = Đi chùa để cầu ..
Go to flower market = Đi chợ hoa
Visit relatives and friends = Thăm bà con bạn bè
Exchange New year’s wishes = Thúc Tết nhau
Dress up = Ăn diện
Play cards = Đánh bài
Sweep the floor = Quét nhà


>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Cách học từ vựng tiếng Anh theo phương pháp phản xạ

Với cách học mới này, bạn sẽ nhớ từ rất lâu. Như khi bạn học cụm “open the door”, bạn phải đồng thời mở cửa và cứ như vậy lặp đi lặp lại cả hành động và cụm từ mới đó. 

Xuất phát từ nhiều câu hỏi của học sinh “Làm thế nào để học từ vựng tốt”, “Tại sao em học mà cứ bị quên từ vựng?”, “Em hay nhầm từ này và từ khác”, giúp việc học từ vựng hiệu quả hơn, đó là phương pháp Phản xạ truyền cảm hứng.

Cách học từ vựng tiếng Anh theo phương pháp phản xạ


Học từ vựng tiếng Anh theo hệ thống

Nhiều người học từ vựng bằng cách tập hợp các từ bất kỳ, hoặc lấy ra từ vựng mới trong một bài đọc hiểu.  Bạn nên học từ vựng theo chủ đề. Bạn có thể bắt đầu với những chủ đề quen thuộc như Study (học hành), Work (công việc), Family and friends (gia đình và bạn bè), Hobby (sở thích)… Việc học từ vựng theo hệ thống giúp bạn nhớ lâu hơn, lại dễ vận dụng khi nói về một chủ đề nhất định. 

Học từ vựng tiếng Anh theo cụm

Với cách này, bạn không những học được từ mà còn biết cách sử dụng của nó.

Ví dụ, với chủ đề “At a hotel” (tại khách sạn), bạn sẽ dễ dàng bắt gặp từ “carry”. Vậy ở khách sạn, từ carry có thể đi với những từ nào? Đó có thể là “carry the luggage”, “carry the suitcase”… Đây cũng được coi là những cụm từ không thể thay thế khi bạn giao tiếp tiếng Anh. Bởi người nước ngoài có thể nói “Can I help you carry the luggage”, hoặc “Do you want me to carry the luggage for you?”.

Cụm “carry the luggage” là điểm mấu chốt vì nó biểu đạt ý nghĩa, ngữ cảnh của toàn bộ câu nói. Do vậy, người học nên thành thạo những từ vựng này trước khi đến với từ vựng nâng cao.

Phương pháp phản xạ từ vựng tiếng Anh

Theo phương pháp học từ vựng truyền thống, bạn nhìn từ vựng, chép lại hoặc lẩm nhẩm trong đầu. Khoảng thời gian đó quá ngắn để từ vựng có thể chuyển từ khu vực trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, khiến người học khó ghi nhớ.

Ví dụ: Khi bạn học cụm “open the door”, bạn phải đồng thời mở cửa và cứ như vậy lặp đi lặp lại cả hành động và cả cụm từ mới đó. Giống như một đứa trẻ mới học nói, để học từ “mẹ”, trẻ cần vừa nói vừa chỉ vào mẹ để hình thành việc ghi nhớ từ. 
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Sưu tầm từ và cụm từ tiếng Anh về chủ đề gia đình

Bài viết dưới đây mang đến cho các bạn nguồn tài liệu hữu ích về vốn từ vựng tiếng Anh chủ đề gia đình rất hay phục vụ cho chương trình học tập của các bạn. Sau đây mời các bạn vào tham khảo.

Sưu tầm từ và cụm từ tiếng Anh về chủ đề gia đình

1. Cây phả hệ (mối quan hệ trong gia đình) trong tiếng Anh


- Parents: bố mẹ, phụ huynh

- Mother: mẹ

- Father: bố

- Sibling: anh (chị, em) ruột

- Brother: anh, em trai

- Sister: chị, em gái

- Only child: con một

- Aunt: cô, dì, bác (nữ)

- Uncle: chú, bác, cậu (nam)

- Daughter: con gái

- Son: con trai

- First cousin: anh em họ gần nhất

 -Niece: cháu gái (con của anh chị em)

- Nephew: cháu trai (con của anh chị em ruột)

Ví dụ:

- “Your closest relatives are your parents: your mother and father; and your siblings (brothers or sisters).

=> Những người thân nhất của bạn là các phụ huynh; mẹ bạn và bố bạn; và anh chị em ruột (anh em trai hoặc chị em gái).

- “If your mother or father is not an only child, you also have aunts and/ or uncles.”

=> Nếu mẹ bạn hay bố bạn không phải là con một, thì bạn cũng có các dì (cô, bác) hay các chú (cậu, bác).

- “An aunt is the sister of your mother or father, while an uncle is the brother of your mother or father.”

=> Dì là chị em gái của mẹ hoặc bố, trong khi chú là anh em trai của mẹ hoặc bố.

- “Your female child is called your daughter, and your male child is your son.”

=> Con của bạn mà là nữ thì được gọi là con gái, và con của bạn là nam thì là con trai.

- “If your aunts or uncles have children, they are your first cousins.

=> Nếu các dì hay các chú có con cái, họ sẽ được gọi là anh em họ gần của bạn). (Trong tiếng Anh, ta dùng từ cousin dù là nữ hay là nam).

- “Your female cousin is your mother (or father’s) niece, while a male cousin is the nephew of your mother and father.”

=> “Anh chị em họ của bạn là cháu gái của mẹ bạn (hay bố bạn), trong khi anh em họ của bạn là cháu trai của mẹ hoặc bố bạn”

2. Quan hệ của gia đình nhà chồng hay nhà vợ trong tiếng Anh


- In-law: bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ

- Spouse: chồng hay vợ.

- Mother-in-law: mẹ chồng (mẹ vợ)

- Father-in-law: bố chồng (bố vợ)

- Brother-in-law: anh(em rể), anh (em) vợ

- Sister-in-law: chị (em) dâu, chị (em) vợ

- Daughter-in-law: con dâu

- Son-in-law: con rể

Ví dụ:

- “When you marry, your husband (or wife’s) family become your in-laws.”

=> Khi bạn kết hôn, gia đình chồng chồng bạn (hoặc vợ bạn) trở thành những người thân của bạn theo pháp luật.

- “The mother of your spouse(husband or wife) is your mother-in-law and his or her father becomes your father-in-law.”

=> Mẹ của chồng(hay vợ) bạn là mẹ chồng hay mẹ vợ và bố của chồng bạn hay của vợ bạn là bố chồng hay bố vợ của bạn.

- “The term in-law is also used to describe your relationship with the spouses of your siblings.”

=> Từ in-law cũng được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa vợ (chồng) bạn và anh chị em ruột của họ.

- “So the husband of your sister becomes your brother-in-law, while the sister of your husband becomes your sister-in-law.”

=> Do đó chồng của chị em gái bạn trở thành anh (em) rể của bạn, còn chị em gái của chồng là chị/em dâu

- “If you are a woman, you become the daughter-in-law of your husband’s parents, and if you are a man, you become the son-in-law of your wife’s parents.”

=> Nếu bạn là một người phụ nữ, bạn trở thành con dâu của bố mẹ chồng bạn, và nếu bạn là đàn ông, bạn trở thành con rể của bố mẹ vợ bạn.

- The same term in-law is used for all generations. The husband of your aunt is still your mother’s brother-in-law, for example.

=> Thuật ngữ in-law được sử dụng cho tất cả các thế hệ. Ví dụ chồng của dì bạn cũng là anh rể của mẹ bạn.

3. Gia đình trong hôn nhân thứ hai trong tiếng Anh


Nếu bố hay mẹ ai đó tái hôn (remarry), họ sẽ có một gia đình mới và những mối quan hệ mới.

- Step-mother: mẹ kế

- Step-sister: chị (em) riêng của bố (mẹ) kế

- Half-brother: anh (em) cùng cha (mẹ) khác mẹ (cha)

- Half-sister: chị(em) cùng cha (mẹ) khác mẹ (cha)

- Biological brother: anh (em) cùng huyết thống

Ví dụ:

- “If your father marries a second wife, she becomes your step-mother.”

=> Nếu bố bạn cưới vợ hai, cô ấy trở thành mẹ kế của bạn.

- “Any children she already has become your step-sisters or step-brothers.”

=> Bất kỳ đứa con nào mà cô ấy đã có trở thành anh chị em con dượng dì kế của bạn

- “If your mother or father remarries and has children, they become your half-brothers or half-sisters.”

=> Nếu mẹ hay cha của bạn tái hôn và có con với nhau, họ chở thành anh hoặc chị cùng cha (mẹ) khác mẹ (cha) của bạn.

- “You might also hear people talking about their biological brother/ sister etc, to mean a brother who is related by blood, rather than by marriage.”

=> Bạn cũng có thể nghe thấy mọi người nói về anh chị em cùng huyết thống v.v., có nghĩa là anh chị em có liên hệ về huyết thống hơn là quan hệ qua hôn nhân.

4. Mối quan hệ ông bà, cháu trong tiếng Anh


- Grandparents: ông bà

- Grandmother: bà

- Grandfather: ông

- Grandchildren: các cháu

- Granddaughter: cháu gái

- Grandson: cháu trai

- Great-aunt: bà trẻ (chị, em gái của ông, bà)

- Great-uncle: anh em trai của ông bà

- Great-niece: cháu gái (của cụ)

- Great-nephew: cháu trai (của cụ)

- Great-grandmother: cụ bà (mẹ của ông bà)

- Great-grandfather: cụ ông (bố của ông bà)

- “The parents of your parents are your grandparents – grandmother and grandfather. You are their grandchildren – either a granddaughter or a grandson.”

=> Bố mẹ của bố mẹ bạn là ông bà bạn – ông và bà. Bạn là cháu của họ – cháu gái hoặc cháu trai.

- “If your grandparent has a sister, she is your great-aunt. If your grandparent has a brother, he is your great-uncle.

=> Nếu ông bà bạn có chị (em) gái, họ là bà trẻ của bạn. Nếu ông bà bạn có anh(em)trai, ông ấy là ông trẻ của bạn. (Và bạn là great-niece hay great-nephew của họ).

- “The mother of your grandmother or grandfather is your great-grandmother. The father is your great-grandfather.”

=> Mẹ của ông hay bà bạn là cụ bà của bạn, bố thì là cụ ông của bạn.

- “If you go back another generation, the grandmother of your grandmother/ grandfather is your great-great-grandmother.”

=> Nếu bạn quay về với các thế hệ trước đấy, cụ của bà/ông bạn là kỵ bà của bạn.

- “The grandfather of your grandparent becomes your great-great-grandfather.”

=> Ông của ông bà bạn là kỵ ông của bạn.

5. Các loại gia đình trong tiếng Anh


- Nuclear family = gia đình hạt nhân

Ví dụ: “The traditional British family unit is a nuclear family.”

=> Đơn vị gia đình truyền thống của người Anh là gia đình hạt nhân.

- Single-parent/ one-parent family = bố mẹ, gia đình đơn thân.

Ví dụ: “There are more and more single-parent families in the UK.”

=> Ngày càng có nhiều gia đình ông bố bà mẹ đơn thân ở Anh.

- Immediate family = gia đình cơ bản

Ví dụ: “Only immediate family members attended the funeral.”

=> Chỉ có những thành viên của gia đình cơ bản đến dự đám tang.

- Extended family = đại gia đình, dòng họ

Ví dụ: “The wedding invitations were sent to the entire extended family.”

=> Lời mời đám cưới được gửi tới toàn thể đại gia đình.

- Close-knit family = gia đình hoàn thuận, gắn bó

Ví dụ: “They are a close-knit family.”

=> Họ là một gia đình hòa thuận

- Dysfunctional family = gia đình không êm ấm

Ví dụ: “He comes from a rather dysfunctional family.”

=> Anh ta đến từ một gia đình có vẻ không êm ấm

- Blood relative = quan hệ máu mủ ruột già

Ví dụ: “She’s not a blood relative, but we’re still very close.”

=> Cô ấy không phải có họ hàng máu mủ, nhưng chúng tôi vẫn rất thân thiết.

6. Một số cụm từ tiếng Anh hữu ích về chủ đề gia đình


- Family gathering = tụ họp gia đình

Ví dụ: “There’s a small family gathering next week.”

=> Có một buổi họp gia đình nhỏ vào tuần tới.

- Family resemblance = sự giống nhau giữa các thành viên trong gia đình (cha nào con nấy)

Ví dụ: “You can see a distinct family resemblance between the father and the son.”

=> Bạn có thể thấy một sự giống nhau nổi bật giữa cha và con.

- To start a family = sinh con

Ví dụ: “They want to wait a couple of years before starting a family.”

=> Họ muốn đợi vài năm trước khi sinh con.

- To run in the family = đặc điểm giống nhau giữa các thành viên trong gia đình

- To bring up/ raise a family = chăm sóc/ nuôi nấng con cái

Ví dụ: “It’s difficult to raise a family on one income.”

=> Thật khó khăn khi nuôi nấng một gia đình dựa vào thu nhập của một người.

- A family car = xe gia đình

Ví dụ: “The Volvo Estate is a popular family car.”

=> Volvo Estate là một loại xe gia đình phổ biến.

- Family-size = cỡ lớn dành cho gia đình

Ví dụ: “We need to buy family-size packets of biscuits!”

=> Mình cần mua những túi bánh quy cỡ lớn cho gia đình.

- Family-friendly: Chính sách, đặc điểm dành cho gia đình

Ví dụ: “This hotel is family-friendly.”

=> Khách sạn này là dành cho gia đình.

- Family doctor: bác sĩ gia đình

Ví dụ: “There are a number of good family doctors in this area.”

=> Có một số bác sỹ gia đình tốt ở khu vực này.

- Family man: người đàn ông của gia đình

Ví dụ: “John is a family man.”

=> John là người đàn ông của gia đình.

- Family values = các giá trị truyền thống gia đình

Ví dụ: “Some political parties often emphasise family values and the importance of marriage.”

=> Một số đảng phái chính trị thường nhấn mạnh các giá trị truyền thống của gia đình và sự quan trọng của hôn nhân.

- Family name = họ

Ví dụ: “What’s your family name?”

=> Họ của anh là gì?
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Tất tần tật từ vựng tiếng Anh về Ngày Tết


Hãy cùng Benative học về những từ vựng tiếng Anh về chủ đề Ngày Tết qua bài viết dưới đây ngay các bạn nhé

tu vung tieng anh ve ngay tet

I. Crucial moments (Những thời khắc quan trọng)


Before New Year’s Eve: Tất Niên.

Lunar / lunisolar calendar: Lịch Âm lịch.

Lunar New Year: Tết Nguyên Đán.

New Year’s Eve: Giao Thừa.

The New Year: Tân Niên.


II. Typical symbols (Các biểu tượng tiêu biểu)


Apricot blossom: Hoa mai.

Flowers: Các loại hoa

Kumquat tree: Cây quất.

Marigold: Cúc vạn thọ.

Orchid: Hoa lan.

Paperwhite: Hoa thủy tiên.

Peach blossom: Hoa đào.

The New Year tree: Cây nêu.



III. Foods (Các loại thực phẩm)


Square glutinous rice cake/ Chung Cake : Bánh Chưng. Coconut: Dừa Dried bamboo shoots: Măng khô.

Dried candied fruits: Mứt.

Fatty pork: Mỡ lợn

Jellied meat: Thịt đông.

Lean pork paste: Giò lụa.

Mango: Xoài

Mung beans: Hạt đậu xanh

Pawpaw (papaya): Đu đủ

Pickled onion: Dưa hành.

Pickled small leeks: Củ kiệu.

Pig trotters: Chân giò.

Roasted watermelon seeds: Hạt dưa.

Sticky rice: Gạo nếp.

Water melon: Dưa hấu

Spring festival: Hội xuân.

Family reunion: Cuộc đoàn tụ gia đình.

Five – fruit tray: Mâm ngũ quả


IV. Activities (Các hoạt động ngày Tết)


Altar: Bàn thờ.

Banquet: bữa tiệc/ cỗ (“Tet banquet” – 2 từ này hay đi cùng với nhau nhé)

Calligraphy pictures: Thư pháp.

Decorate the house: Trang trí nhà cửa.

Dragon dancers: Múa lân.

Dress up: Ăn diện

Exchange New year’s wishes: Chúc Tết nhau

Expel evil: xua đuổi tà ma (cái này là công dụng của The New Year Tree).

Firecrackers: Pháo (Pháo truyền thống, đốt nổ bùm bùm ý).

Fireworks: Pháo hoa.

First caller: Người xông đất.

Go to flower market: Đi chợ hoa

Go to pagoda to pray for: Đi chùa để cầu ...

Health, Happiness, Luck & Prosperity: “Khỏe mạnh, Hạnh phúc, May mắn, & Thịnh vượng”

Incense: Hương trầm.

Lucky money: Tiền lì xì.

Parallel: Câu đối.

Play cards: Đánh bài

Red envelop: Bao lì xì

Ritual: Lễ nghi.

Superstitious: mê tín

Sweep the floor: Quét nhà

Taboo: điều cấm kỵ

The kitchen god: Táo quân

To first foot: Xông đất

Visit relatives and friends: Thăm bà con bạn bè

Worship the ancestors: Thờ cúng tổ tiên.
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Từ vựng tiếng Anh về ngôn ngữ - Language

Trong quá trình học tiếng Anh, chắc hẳn không ít lần có người hỏi về trình độ tiếng Anh của mình. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề liên quan khi nói về ngôn ngữ nhé.

Bài viết sẽ đặt ra các ví dụ với English, các bạn hoàn toàn có thể thay thế English bằng một ngôn ngữ khác.

tu vung tieng anh ve ngon ngu language


to speak good/excellent/fluent/perfect English
nói tiếng Anh tốt / xuất sắc / thông thạo / hoàn hảo

Ví dụ: He speaks fluent English. = Anh ấy nói tiếng Anh thông thạo.

to speak bad/poor/broken English
nói tiếng Anh tệ / kém / sai (bồi)

Ví dụ: I got by with broken English and sign language. = Tôi tạm nói chuyện được bằng tiếng Anh bồi và ngôn ngữ cử chỉ.

spoken/written English
tiếng Anh nói/viết

Ví dụ: My spoken English is better than my written English. = Tôi nói tiếng Anh giỏi hơn viết.

business English
tiếng Anh thương mại

Ví dụ: She's doing a course in business English. = Cô ấy đang theo một khoá học tiếng Anh thương mại.

to know/read/understand/use English
biết/đọc/hiểu/dùng tiếng Anh

Ví dụ: I am more comfortable using German, if you don't mind. = Tôi thấy thoải mái hơn khi sử dụng tiếng Đức, nếu bạn không phiền.

be fluent in English
thông thạo tiếng Anh

Ví dụ: She's fluent in English, Spanish, and Hebrew. = Cô ấy thông thạo tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Do Thái.

to do/learn English
học tiếng Anh

Ví dụ: I did Italian at school but I've forgotten most of it. = Tôi đã học tiếng Ý ở trường phổ thông nhưng đã quên gần hết.

to improve/practice English
cải thiện / luyện tập tiếng Anh

Ví dụ: I spent a month in London to improve my English. = Tôi sống một tháng ở Luân Đôn để cải thiện tiếng Anh.

to translate something into English
dịch cái gì đó sang tiếng Anh

Ví dụ: He has translated her latest book into English. = Anh ấy đã dịch sách của cô ấy sang tiếng Anh.

English lesson/class/course
bài học / lớp học / khoá học tiếng Anh

Ví dụ: I'm late for my English class. = Tôi trễ giờ học tiếng Anh rồi.
>> Nguồn: leerit

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Dạy và học tiếng Anh sắp tới có gì mới?

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chọn sách giáo khoa của nước ngoài để chỉnh sửa cho 
Những mục tiêu mới về dạy và học ngoại ngữ trong trường học từ nay đến năm 2020 đã được xác lập theo hướng thực tế và có tính khả thi hơn.


9 năm tới sẽ phổ cập tiếng Anh trong trường phổ thông


Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Phó Trưởng ban quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết, từ nay đến năm 2020, ngành giáo dục sẽ tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo chương trình 7 năm hiện hành (từ lớp 6 đến lớp 12); triển khai thực hiện chương trình tiếng Anh mới của giáo dục phổ thông, đến năm học 2020 - 2021, sẽ có 100% học sinh lớp 3 tiểu học, 70% học sinh lớp 6 và 60% học sinh lớp 10 được học chương trình mới (hệ 10 năm). Đến năm 2025, phổ cập tiếng Anh trong trường phổ thông các cấp.

Học sinh sẽ được học tiếng Anh theo chương trình 10 năm mới. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Đối với giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, có khoảng 60% học sinh trung cấp, 100% sinh viên trường cao đẳng và tới năm 2025, 90% học sinh trường trung cấp đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam và có thể sử dụng tiếng Anh trong việc làm. Ở bậc đại học không chuyên ngữ, đến năm 2020 sẽ có khoảng 70% sinh viên và đến năm 205 tất cả sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp (bậc 3 theo khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam).

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các mục tiêu và phương thức thực hiện sẽ cần tính thực tế hơ so với trước đó. Cũng không nên xem đề án 2020 sẽ giải quyết được mọi thứ, mà chỉ là cú hích để toàn dân có động lực học ngoại ngữ tích cực hơn. Nguồn ngân sách Nhà nước sẽ đóng ở những nhiệm vụ trọng tâm, phần còn lại cần huy động từ xã hội.

Bồi dưỡng giáo viên thực chất

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, củng cố lại "chuẩn" của giáo viên trong nước và mở rộng mời gọi nguồn giáo viên bản ngữ sẽ là những việc trọng tâm để có đội ngũ giảng dạy mạnh.

Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên, giảng viên ngoại ngữ các cấp học; giao cho trung tâm đào tạo của các trường đại học ngoại ngữ. Cách nâng chất lượng giáo viên này sẽ khác với kiểu "tập huấn" truyền thống trước đây, với việc chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là các bài giảng online.

"Ví dụ, một chương trình đào tạo đạt chuẩn có khoảng 300 giờ học. Giáo viên chỉ cần 50 giờ làm việc trực tiếp, 250 giờ là làm việc online" - Bộ trưởng Nhạ ví dụ.

Trong khi chưa sửa được Nghị định 73 về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GD-ĐT đề xuất với Chính phủ điều chỉnh điều kiện thu hút giáo viên bản ngữ theo hướng giảm yêu cầu. Chẳng hạn, trước đây đòi hỏi giảng viên dạy trung cấp và các trung tâm phải có bằng đại học, thì bây giờ chỉ cần bằng cao đẳng.

Trong kế hoạch triển khai, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý đến tạo môi trường cho người học bằng các giải pháp như: tổ chức thi tiếng Anh trực tuyến, thi học sinh giỏi tiếng Anh, sinh hoạt trọng các câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức trại hè, giao lưu tiếng Anh quốc tế.

Học liệu: Có thể chọn sách giáo khoa nước ngoài

Một giải pháp quan trọng khác là củng cố bài bản hệ thống học liệu.

Bộ trưởng Giáo dục cho biết, tránh tình trạng "tự biên tự diễn" không cần thiết, Bộ GD-ĐT sẽ lựa chọn bộ sách giáo khoa tiếng Anh chất lượng của một nước tiên tiến rồi chỉnh sửa cho phù hợp, thống nhất đưa vào chương trình giảng dạy 10 năm.

Đối với các trường ĐH, CĐ thì khuyến khích dùng trực tiếp giáo trình các môn khoa học, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài.

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường học liệu hỗ trợ như các video clip để hỗ trợ việc học mọi lúc, mọi nơi.

Thành lập hệ thống trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia

"Thực tế là chúng ta có khảo thí nhưng nội dung, chương trình lại không thống nhất giữa các cơ sở và vênh với chương trình quốc tế" - ông Nhạ nhìn nhận.

Về vấn đề này, Bộ sẽ chia làm 2 khu vực: Xây dựng "chuẩn quốc gia" theo khung đánh giá năng lực 6 bậc, tham chiếu tiêu chuẩn châu Âu; áp dụng chuẩn quốc tế bằng cách cho mở trực tiếp các chi nhánh của tổ chức khảo thí Mỹ, sử dụng các bài thi TOELF, IELTS. Hệ thống trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia sẽ sớm được hình thành, đồng thời có cả mạng lưới cơ sở tổ chức thi, kiểm tra đánh giá trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ thẩm định, ban hành định dạng đề thi, xây dựng và phát triển các định dạng đề, ngân hàng đề.

Dạy học thí điểm tiếng Nhật, tiếng Hàn

Xác định tiếng Anh có vai trò quan trọng nhất, Ban quản lý đề án Ngoại ngữ 2020 cũng không bỏ qua các ngoại ngữ khác. Đáng lưu ý, từ năm  học này, việc dạy tiếng Nhật đã được thí điểm từ lớp 3; việc học tiếng Hàn như một ngoại ngữ 2 từ lớp 6 và lớp 10 đã bắt đầu ở Hà Nội và TP.HCM. Chương trình song ngữ tiếng Pháp từ tiểu học được điều chỉnh, đổi mới theo hướng tinh giản và hiện đại hoá; chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm được xây dựng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VN. Đối với tiếng Đức, Bộ đang chuẩn bị dạy thí điểm như ngoại ngữ 2.

Ý KIẾN

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chúng ta cần tạo được xu thế toàn xã hội học tiếng Anh tự thân, có như thế tinh thần xã hội mới được đẩy lên. Tiếng Anh và công nghệ thông tin sẽ giúp thế hệ trẻ hòa nhập với thế giới rất tốt. Nếu dạy ở phổ thông tốt, thì khi lên đại học không mất công dạy tiếng Anh cơ sở như hiện nay, thậm chí các em sẽ học được những môn khoa học bằng tiếng Anh.

Ông Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội: Không nên chi tiền để kêu gọi 100% giáo viên

Cần tập trung vào 3 yếu tố "chân kiềng" là người dạy, người học và điều kiện để hỗ trợ cho người dạy và người học tương tác với nhau. Điều này nhằm đến kết quả cuối cùng là năng lực của người học tiếng Anh sẽ được tăng lên.

Việc đầu tư người dạy là hoàn toàn phù hợp bởi một người dạy tốt có thể sẽ kéo theo nhiều người học và nhiều thế hệ giỏi khác.

Tuy nhiên, không phải giáo viên nào ở bậc dạy học hay độ tuổi cũng như kinh nghiệm của mình đều nhiệt tình tham gia vào họa động đổi mới. Có 3 nhóm: Những người kịch liệt phản ứng đổi mới, những người thích đổi mới nhưng không biết làm như thế nào và thứ ba là những người nhiệt tình đổi mới.

Sắp tới khi bồi dưỡng giáo viên, nên chia các đối tượng đi học và không nhất thiết phải chi tiền để kêu gọi 100% các đối tượng đi học về đổi mới mà hãy chọn lựa. Tôi cho rằng 2 đối tượng cần tập trung hướng đến là những người vô cùng thiết tha với đổi mới (nếu xét ở góc độ phát triển học thì họ là những người có từ 5-10 năm thâm niên) và nhóm thứ hai là thích đổi mới nhưng cần hướng dẫn cách thức cụ thể.

Ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng: Dạy đến đâu, được đến đấy!

Chúng ta đang thực hiện lộ trình viết bộ SGK mới, vì vậy tôi đề xuất việc viết sách và chương trình của môn tiếng Anh phải đảm bảo một sự liên thông và phải đảm bảo được các chuẩn kiến thức đặt ra.

Đề án đặt ra 4 kỹ năng là nghe- nói- đọc- viết, nhưng hiện này trong các trường chủ yếu là dạy đọc và viết, nghe và nói ít. Cần đưa ra một giáo trình SGK phổ thông và lộ trình đạt được sau 12 năm để không lãng phí. Cần đề ra sau lớp 1 phải nghe, nói, viết được cái gì và sau 12 năm được cái gì. Để sau phổ thông các em học sinh có những kiến thức cơ bản, nghe được, nói được và viết được những câu cơ bản. Vào ĐH, CĐ thì đi sâu vào ngôn ngữ chuyên ngành.

Để làm được điều đó cần xác định lộ trình và cách làm. Tôi nghĩ trong 4 kỹ năng thì nghe và nói phải đặt trước, viết đọc đi sau, giống như trẻ con ở ta chưa đến lớp đã có thể nghe và nói được. Phải xác định dạy đến đâu, được đến đấy\
>> Nguồn: Kenh 14

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Viết đoạn văn giới thiệu về gia đình của em bằng tiếng Anh hay nhất có dịch

Giới thiệu về gia đình, giới thiệu về bản thân miêu tả người thân trong gia đình và bạn bè là những chủ đề rất hay gặp trong phần writing của tiếng Anh chương trình học các lớp. Trong đó giới thiệu về gia đình là bài cơ bản đầu tiên cũng khá dễ viết với những từ vựng quen thuộc. Dưới đây là 2 đoạn văn giới thiệu về gia đình của em bằng tiếng Anh mẫu có dịch tiếng Việt mà trung tâm tiếng Anh giao tiếp Benative giới thiệu để các bạn tham khảo.

viet doan van gioi thieu ve gia dinh bang tieng anh


Viết đoạn văn giới thiệu về gia đình của em bằng tiếng Anh  


Những điều gì là quan trọng nhất đối với bạn? Sự nghiệp, danh tiếng, tiền bạc, và trên hết - mỗi chúng ta có một gia đình để trân trọng. Gia đình là nơi ta lớn lên trong tình yêu thương, là nơi ta được bảo vệ, che chở trước mọi sóng gió cuộc đời, và đó cũng là điều mà mỗi chúng ta đều tự hào mỗi khi nghĩ về. Dưới đây là một số đoạn văn giới thiệu về gia đình của em bằng tiếng Anh, các bạn cùng đọc và tham khảo nhé.  

Bài luận 1: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình em bằng tiếng anh có dịch


The very first precious gift I have received in my life is family – in which I am always beloved. There are four members in my family: my parents, my elder sister and me. My dad used to be an engineer but he is retired now and spends most of his time on gardening as a daily hobby. My mom is working as a teacher at a high school and the same as my dad, she also has a great interest in gardening. Both of them are really considerate, sometimes rather strict but they always stand by my side when I am in need. About my sister, she is going to graduate from university. She and I share a common interest in food. We love cooking, photographing food and savouring culinary delights anywhere we come to visit. Our family members often spend time together by going on family holidays or having a picnic so that we can have a chance to learn to share and listen to each other's problems. However, it is unavoidable that there are conflicts as I am quite an independent and stubborn girl, but after all, they are the ones who always trust and support me. To put it briefly, family is my motivation and it is in their arms that I feel safe and at peace.

Dịch:

Món quà vô giá đầu tiên mà tôi nhận được trong cuộc đời của mình đó chính là có một gia đình – nơi tôi luôn được sống trong tình yêu thương vô bờ. Gia đình tôi có bốn thành viên: ba mẹ, chị gái và tôi. Ba tôi từng là một kỹ sư nhưng giờ đã về hưu và dành phần lớn thời gian của mình để chăm sóc vườn cây. Mẹ tôi là một giáo viên hiện đang giảng dạy ở một trường tiểu học , và giống như ba tôi, mẹ cũng có một niềm đam mê lớn với cây cối và làm vườn. Cả ba và mẹ đều rất chu đáo và quan tâm đến tôi, đôi lúc khá nghiêm khắc nhưng sau cùng họ vẫn ở bên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn. Còn chị gái của tôi thì sắp tốt nghiệp đại học. Chị ấy và tôi có chung một niềm vui lớn đó là đồ ăn. Chúng tôi thích nấu ăn, chụp ảnh đồ ăn và thưởng thức những đặc sắc ẩm thực ở mỗi nơi mà chúng tôi đặt chân đến. Gia đình tôi thường dành thời gian bên nhau bằng cách sắp xếp những chuyến du lịch gia đình hoặc đi dã ngoại, nhờ đó mà chúng tôi có cơ hội học cách chia sẻ và lắng nghe những vấn đề của nhau. Mặc dù vậy, không thể tránh khỏi những mâu thuẫn bởi tôi là một cô gái khá độc lập và bướng bỉnh, nhưng sau tất cả, họ vẫn là những người luôn tin tưởng và ủng hộ tôi. Có thể nói, gia đình là nguồn động lực của tôi, và ở trong vòng tay của họ, tôi luôn cảm thấy an toàn và bình yên.

Bài luận 2: Viết đoạn văn giới thiệu về gia đình của em bằng tiếng Anh


Family, which has my beloved ones, is the most important and wonderful thing in my life. There are six members in my family: my parents, my sister, my younger sister, my younger brother and me. My father is fifty years old and now he is working as a manager of a small factory in my local. He is the cornerstone of my family and no matter how busy he is, he always fulfills a role as a responsible dad and husband in my family. On the other side, my mom is not only the sweetest housewife but also a great assistant for my father in the business. My sister is now a talented and creative student in Ha Noi National University. She often rivals me but more often inspires me and is one of my best friends I have. We have the same interest, hobby, we all love food and traveling and she is always by my sides whenever I am in trouble. I also have an adorable 8- year old girl and a mischievous little boy. Generation gap sometimes leads to some differences or misunderstandings among us, but we often get together and listen to each other’s opinions. During the ups and downs, we are proudly a close- knit family.

Dịch:

Gia đình, nơi có những người mình yêu thương, là điều quan trọng và tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mình. Gia đình mình có sáu người: bố mẹ mình, chị gái, em gái, em trai và mình. Bố của mình năm nay 50 tuổi và hiện đang là quản lý của một nhà máy nhỏ ở địa phương. Bố chính là trụ cột của gia đình, tuy vậy mặc dù rất bận với công việc nhưng bố luôn làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình. Mặt khác, mẹ của mình không chỉ là một bà nội trợ đáng yêu mà còn là trợ lý đắc lực của bố mình trong công việc kinh doanh. Chị gái của mình hiện đang là một sinh viên tài năng và sáng tạo của trường đại học quốc gia Hà Nội. Chị ấy thường bắt nạt mình nhưng hơn thế chị chính là người truyền cảm hứng cho mình và là một trong những người bạn thân nhất của mình. Chúng mình có chung sở thích, thú vui, chúng mình đều thích đồ ăn và đi du lịch và chị ấy luôn bên cạnh mình bất cứ khi nào mình gặp khó khăn. Mình cũng có một cô em gái tám tuổi đáng yêu và một cậu em trai tinh nghịch. Sự khoảng cách thế hệ thỉnh thoảng dẫn đến sự cách biệt và hiểu lầm giữa các thành viên trong gia đình, tuy vậy gia đình mình thường quây tụ bên nhau và lắng nghe quan điểm của mỗi người. Trải qua những thăng trầm cuộc sống, mình luôn tự hào khi có gia đình gần gũi gắn bó như này.  

Chúc các bạn hoàn thành đoạn văn giới thiệu về gia đình của em bằng tiếng Anh của mình thật thành công và áp dụng đối với viết những chủ đề khác nữa nhé!