This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

"Phương pháp 90 giây" này giúp bạn học từ vựng nhanh lại nhớ lâu

Đây được cho là mẹo học từ vựng tiếng Anh dễ nhớ siêu tốc cho "người mù" ngoại ngữ đó.
Hẳn không ít bạn chật vật học từ khi bắt đầu "kết bạn" với 1 ngoại ngữ mới. Và rồi tình trạng học trước quên sau, rõ ràng là học từ mới này thuộc làu làu rồi nhưng sau vài bữa là lại như mới không quá xa lạ. 
"Phương pháp 90 giây" này giúp bạn học từ vựng nhanh lại nhớ lâu, cực hữu ích cho người dốt ngoại ngữ

Thế nhưng nhà ngôn ngữ học và giáo viên Anton Brejestovski mới đây đã chia sẻ 1 phương pháp giúp anh có thể học tới hơn 10 ngôn ngữ. 
Và theo Anton thì phương pháp mang tên "90 giây" này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại giúp bạn học từ nhanh nhớ lâu. Bạn có tò mò phương pháp đó là gì không? Đọc ngay bài nào! 
Từ những sai lầm phổ biến khi bạn học 1 ngôn ngữ mới...
Ở trường, bạn thường được dạy rằng mỗi khi học từ mới thì thường ghi chú ra vở rồi học. Hoặc bạn tin nếu mình đọc đi đọc lại cụm từ đó liên tục 20 - 50 lần thì sẽ ghi nhớ nó mãi mãi?
Nhưng không đâu, sau vài lần lặp lại, não bộ sẽ ngừng ghi nhớ. Và bạn sẽ lại quên nó ngay thôi bởi não bộ không thể hấp thụ được tất cả những thông tin quá nhiều trong cùng 1 lúc mà. 
... đến chiến lược đơn giản và hiệu quả mang tên "phương pháp 90s"
Khi bạn nhìn thấy từ mới, bạn nên viết nó trong cuốn sổ ghi chú của bạn rồi. Tuy nhiên đừng chỉ ghi mỗi từ không mà hãy cung cấp cho nó thêm 1 số bối cảnh.

"Phương pháp 90 giây" này giúp bạn học từ vựng nhanh lại nhớ lâu, cực hữu ích cho người dốt ngoại ngữ

Ví dụ như bạn ghi ra bối cảnh mà từ này sẽ hay áp dụng, rồi các giới từ, cụm từ đi kèm và sử dụng khi cần. 
Trong 7 ngày tiếp theo, bạn sẽ đọc to biểu thức này 1 - 2 lần. Bạn không cần quá gò ép để phải ghi nhớ nó, chỉ cần tập trung và cố gắng hiểu những gì bạn đang thực sự nói thôi. 
Ước tính bạn mất 10 giây để đọc cụm từ này 2 lần. Tổng thời gian bạn học từ này trong 7 ngày này là 70 giây.
Sau 7 ngày lặp đi lặp lại hàng ngày (với 10 giây mỗi lần) như vậy, bạn sẽ ngừng không đọc từ đó khoảng 1 tuần. Sau quãng thời gian "nghỉ giải lao" này, bạn sẽ quay lại và đọc cụm từ này. Nhớ là đọc 3 lần nghen, và ước tính bạn sẽ mất khoảng 10 giây để đọc chúng. Luôn nhớ là bạn nên đọc to, rõ ràng và đọc đúng nhé! 
Khoảng 2 tuần sau, bạn sẽ đọc lại cụm từ này 3 lần trong 10 giây. Vậy tổng thời gian bỏ ra học từ này trong suốt quãng thời gian qua là 70 + 10 + 10 = 90 giây.

"Phương pháp 90 giây" này giúp bạn học từ vựng nhanh lại nhớ lâu, cực hữu ích cho người dốt ngoại ngữ

Theo nhà ngôn ngữ học và giáo viên Anton Brejestovski, chiến lược học này cho phép bạn xây dựng 1 biểu thức trong bộ nhớ một cách vững chắc. 
Tất nhiên sẽ luôn có những từ, cụm từ khó khiến bạn mất nhiều thời gian hơn. 
Điều này đòi hỏi bạn cần sự tập trung, rõ ràng và đọc lại nhiều lần hơn trong mỗi lần học nhắc lại.
Tại sao phương pháp này có tác dụng?
Bộ nhớ của chúng ta có 1 tính năng rất thú vị. Đó là chúng ta ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu được nghe, thấy trong 7 - 9 tình huống khác nhau. 
Mỗi lần nhắc lại, số các tế bào thần kinh của não sẽ có sự kết nối mạnh mẽ với nhau. Nếu không có sự nhắc lại, các kết nối thần kinh sẽ không liên kết đủ mạnh và ta dễ dàng quên đi thông tin đó.

"Phương pháp 90 giây" này giúp bạn học từ vựng nhanh lại nhớ lâu, cực hữu ích cho người dốt ngoại ngữ

Vì thế, mỗi khi đọc, nhắc lại - hãy ...
- Thật sự tập trung. Chỉ mất 10 giây thôi mà, hãy tập trung và ghi nhớ chính xác ý nghĩa của nó. 
- Đặt cảm xúc vào đó. Bạn có thể tưởng tượng rằng mình đang nói chuyện với Nữ hoàng Elizabeth hay có cơ hội được chụp ảnh với thần tượng của mình chẳng hạn... Điều quan trọng là cảm xúc - yếu tố giúp tăng tốc độ ghi nhớ 1 cách mạnh mẽ.
Theo Anton Brejestovski, với phương pháp giản đơn này, chỉ cần cố gắng, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về những gì mà ta học được đó.
Kênh 14

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Học sinh rèn bản lĩnh trước kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2019

Học sinh ở Hải Phòng đang tích cực ôn luyện, được cọ sát đề thi, rèn tâm lý, bản lĩnh thi cử trước khi kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia chính thức diễn ra.

Chạy nước rút ôn luyện

Ngay sau kỳ nghỉ Tết, 358 học sinh khối 12, Trường Trung học phổ thông An Lão (huyện An Lão, Hải Phòng) cùng các thầy, cô tích cực hoàn thiện chương trình học tập theo đúng quy định, đồng thời ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đạt kết quả cao nhất.

Theo lãnh đạo nhà trường, ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố đề thi minh họa kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019, nhà trường chủ động tổ chức cho học sinh ôn luyện và làm thử đề thi.

Theo cấu trúc đề thi năm nay, kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 nên thầy và trò không gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ôn tập.



Các trường Trung học phổ thông tại Hải Phòng đang cho học sinh tích cực ôn luyện trước kỳ thi (Ảnh: Lã Tiến)


Cụ thể, với môn Hóa học, câu bài tập phân loại giảm, thay vì 8 câu bài tập phân loại cao năm 2018, năm nay còn 6 câu cộng với 2 câu lý thuyết thực hành thí nghiệm ở mức phân loại cao.

Như vậy, đề thi trung học phổ thông quốc gia 2019 có điểm mới là giảm “độ khó” so với năm 2018.

Lãnh đạo nhà trường cho biết, trong quá trình ôn tập cho học sinh, các giáo viên luôn bám sát đề thi tham khảo ôn theo đúng định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xây dựng, biên soạn 25 đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia, với kiến thức dành cho mức độ thi tốt nghiệp và nâng cao về thi xét tuyển đại học;

Dự kiến, Trường Trung học phổ thông An Lão sẽ cho các em thi thử 20 lần để trải nghiệm, cọ sát đề thi, rèn tâm lý, bản lĩnh thi cử trước khi kỳ thi chính thức diễn ra.

Em Hoàng Thị Thanh Hương, học sinh lớp 12A1, Trường Trung học phổ thông An Lão chia sẻ: “Theo cấu trúc từ đề thi minh họa, em thấy dễ hơn năm trước nên rất yên tâm.

Các thầy, cô giáo thường xuyên rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm cho chúng em qua các bài kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ, vấn đáp trên lớp.

Hiện nay, các thầy cô chú trọng rèn luyện tâm lý, kiểm soát thời gian, cách làm bài cho chúng em để tránh hết giờ mà chưa làm hết câu hỏi.

Em cũng dành thời gian lên mạng internet tìm đề làm thử, học nhóm để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm bài”.

Tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Bảo, từ giữa tháng 1/2019, nhà trường phổ biến nội dung Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 tới học sinh toàn trường, nhất là học sinh lớp 12.

Thầy giáo Phạm Quốc Hiệu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngay từ đầu năm học, nhà trường cho học sinh đăng ký nguyện vọng theo tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý - Hóa học - Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử - Địa lý - Giáo dục công dân) và đăng ký các nguyện vọng tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng.

Nhà trường tập trung chỉ đạo cho các tổ, nhóm, bộ môn xây dựng đề cương ôn thi, rà soát nghiên cứu các đề thi những năm trước;

Đồng thời soạn đề cương giáo án, chuẩn bị bài lên lớp phân loại học sinh theo học lực, sắp xếp ôn thi cho phù hợp.

Theo lãnh đạo Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, sau khi có đề minh họa, trường tổ chức cho học sinh thi thử để kiểm tra kiến thức của học sinh.

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức phân loại, chia lớp, tổ chức ôn tập, phụ đạo học sinh, nhất là với số học sinh học lực yếu kém.

Tích cực chuẩn bị kỳ thi

Phương án thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về cơ bản vẫn được tổ chức như năm 2018.

Tuy nhiên, có điểm mới là đề thi của thí sinh nằm trong chương trình cấp Trung học phổ thông, từ lớp 10 đến 12 nhưng chủ yếu là chương trình lớp 12.

Việc này bảo đảm ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp Trung học phổ thông và có độ phân hóa phù hợp để các trường đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.


Học sinh được rèn luyện tâm lý, bản lĩnh trước kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2019 (Ảnh: Lã Tiến)

Như vậy so với năm 2018, lượng kiến thức lớp 11 trong đề thi sẽ giảm tải tối đa.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tổ chức 3 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Đối với giáo dục thường xuyên, bài thi tổ hợp Khoa học xã hội gồm hai môn Địa lý và Lịch sử.

Thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng sư phạm có thể chọn bài thi độc lập hoặc bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội phù hợp tổ hợp xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường.


Theo ông Đỗ Văn Lợi, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, để đạt được kết quả thi cao, ngay từ đầu năm học, Sở đã có nội dung chỉ đạo cụ thể.

Năm học 2018-2019, các trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành gắn với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi…

Riêng về thi Trung học phổ thông quốc gia, Sở có nhóm giải pháp giao quyền tự chủ cho các trường gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Các trường có kế hoạch cụ thể sau khi Bộ chốt phương án thi Trung học phổ thông quốc gia 2019.

Đồng thời, ngay sau khi kết thúc kỳ 1, các trường Trung học phổ thông chủ động trong hoạt động dạy kết hợp ôn tập thích ứng với những thay đổi để đạt mục tiêu cũng như kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, năm 2019, việc xét tốt nghiệp có thay đổi về tỷ lệ điểm, trong đó điểm lớp 12 chỉ chiếm 30% vừa giúp đánh giá quá trình và cũng giảm thiểu nguy cơ một số trường lợi dụng điểm trung bình lớp 12 để tăng tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh.

Với điểm mới này, học sinh sẽ học nghiêm túc hơn, thay vì tỷ lệ điểm xét tốt nghiệp 50/50 như kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018.

Như vậy, để tăng cơ hội đỗ, học sinh cần nỗ lực ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng.

Việc dạy và ôn tập diễn ra khẩn trương ở tất cả trường Trung học phổ thông trên địa bàn toàn thành phố.

Các tổ, nhóm chuyên môn của các trường họp bàn đánh giá, phân tích cấu trúc, lượng kiến thức đề thi, từ đó lên kế hoạch ôn tập, xây dựng giáo án phù hợp cho từng môn.

Các trường cũng bố trí giáo viên giàu năng lực kinh nghiệm để dạy và ôn tập, đồng thời tạo các điều kiện hỗ trợ dạy khác, như phòng học, trang thiết bị tốt nhất cho học sinh.

Với sự chuẩn bị tích cực đó, học sinh các trường Trung học phổ thông sẽ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2019 tới.
>> Theo LÃ TIẾN (Báo Giáo dục Việt Nam)

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Từ vựng tiếng Anh liên quan đến các kì thi

Những kỳ thi là chủ đề quen thuộc mà bạn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với những bạn học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Từ chủ đề này bạn có thể học được nhiều từ mới tiếng Anh đó. Cùng tìm hiểu từ vựng tiếng Anh liên quan đến các kì thi các bạn nhé.
tu vung tieng anh lien quan den cac ky thi


Từ vựng tiếng Anh liên quan đến chủ đề thi cử, học tập

1. Từ vựng tiếng Anh trước kỳ thi

- exam: kỳ thi

- revise = ôn thi

Ex: I have to revise for my French test tomorrow. (Tôi phải ôn bài cho bài kiểm tra tiếng Pháp ngày mai.)

- swot up = revise = (cách gọi thông tục) cày

Ex: Make sure you swot up on the knowledge before the exam next week. (Hãy chắc là mình đã ôn kĩ kiến thức cho kì kiểm tra vào tuần tới.)

- cram = (cách gọi thông tục) nhồi nhét kiến thức

Ex: John has been cramming for his Spanish test on next Monday. (John học dồn để thi tiếng Tây Ban Nha vào thứ Hai tới.)

- learn by heart / memorise = học thuộc lòng

Ex: We were told to learn the speech by heart for homework. (Bài tập về nhà là chúng tôi phải học thuộc lòng bài phát biểu này.)

Từ vựng tiếng Anh liên quan đến các kì thi
Bạn muốn nói "đạt kết quả cao trong thi cử" bằng tiếng Anh thì nói như thế nào?

2. Từ vựng tiếng Anh trong khi thi


- cheat / copy / use a crib sheet = quay cóp

Ex: Kids have always found ways of cheating in school exams. (Bọn trẻ luôn tìm cách để gian lận trong các kì thi.)

- get a good / high mark = thi tốt

Ex: I am going to get a good mark in the entrance examination. (Tôi sẽ đạt kết quả tốt trong kì thi tuyển sinh đại học.)

- get a bad / low mark = thi không tốt

Ex: I'm afraid of getting a bad mad. (Tôi sợ mình thi không tốt.)

- pass with flying colours = đậu thi với số điểm cao

Ex: The officer training was gruelling, but he came through with flying colours. (Khóa huấn luyện sĩ quan thật sự vất vả nhưng anh ấy đã đậu với điểm số cao.)

- scrape a pass = chỉ vừa đủ đậu

Ex: I just managed to scrape a pass. The exam was really difficult. (Em chỉ vừa đủ điểm để đậu thôi. Bài thi thật sự khó quá.)
3. Các từ vựng tiếng Anh liên quan đến chủ đề thi cử

- take an exam / teik æn ig´zæm/: đi thi

- cheat /tʃit/: gian lận

- Qualification /,kwalifi’keiSn/: bằng cấp

- Graduate /’grædjut/: tốt nghiệp

- retake /,ri:’teik/ : thi lại

- test taker /test teikə(r)/ : sĩ tử, người thi

- examiner /ig´zæminə/: người chấm thi

Từ vựng tiếng Anh liên quan đến các kì thi
Chủ đề thi cử trong tiếng Anh có rất nhiều từ vựng hay



- mark /mɑːrk /, score /skɔː /, grade /ɡreɪd /: điểm, điểm số

- pass /pæs /: điểm trung bình

- credit / ˈkredɪt/: điểm khá

- distinction /dɪˈstɪŋkʃn/: điểm giỏi

- high distinction /haɪ dɪˈstɪŋkʃn/: điểm xuất sắc

- pass (an exam) /pæs/: đỗ

- materials /məˈtɪriəlz/: tài liệu

- term /tɜːrm / (Br); semester /sɪˈmestər/ (Am): học kỳ

- test /test /, testing /ˈtestɪŋ/: kiểm tra

- poor performance /pɔːr pərˈfɔːrməns / : kém (xếp loại hs)

- Graduation examination (n): kỳ thi tốt nghiệp

- do your homework/revision/a project on something: Làm bài tập về nhà/ôn tập/làm đồ án

- work on/write/do/submit an essay/a dissertation/a thesis/an assignment/a paper: làm/viết/nộp bài luận/luận án/khóa luận/bài được giao/bài thi

- finish/complete your dissertation/thesis/studies/coursework: hoàn tất luận văn/khóa luận/bài nghiên cứu

- hand in/ turn in your homework/essay/assignment/paper: nộp bài tập về nhà/bài luận/bài tập được giao/bài thi

- study/prepare/revise/review/(informal) cram for a test/an exam: học/chuẩn bị/ôn tập/học nhồi nhét cho bài kiểm tra/bài thi

- take/do/sit a test/an exam: làm bài kiểm tra/bài thi

- straight A: luôn dẫn đầu lớp

- plodder: cần cù bù thông minh

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều chủ đề từ vựng tiếng Anh theo nhiều chủ đề khác nhau để bổ sung thêm vốn từ vựng của mình nhé.
>> Sưu tầm

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT

Bạn làm việc trong ngành kĩ thuật – một ngành nghề mà học tiếng Anh là vấn đề thiết yếu. Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành kĩ thuật khá đa dạng, phức tạp nên rất cần bạn ghi chép chi tiết và có phương pháp học hợp lý. Sau đây là từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kĩ thuật để bạn dễ dàng theo dõi và học từ vựng hiệu quả.

TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT


 
Accumulator (n)Tổng

Addition (n) Phép cộng

Address (n) Địa chỉ

Appropriate (a) Thích hợp

Arithmetic (n) Số học

Capability (n) Khả năng

Circuit (n) Mạch

Complex (a) Phức tạp

Component (n) Thành phần

Computer (n) Máy tính

Computerize (v)Tin học hóa

Convert (v) Chuyển đổi

Data (n) Dữ liệu

Decision (n) Quyết định

Demagnetize (v) Khử từ hóa

Device (n) Thiết bị

Disk (n) Đĩa

Division (n) Phép chia

Electronic (n,a) Điện tử, có liên quan đến máy tính


Equal (a) Bằng

Exponentiation (n) Lũy thừa, hàm mũ

External (a) Ngoài, bên ngoài

Feature (n) Thuộc tính

Firmware (n) Phần mềm được cứng hóa

Function (n) Hàm, chức năng

Fundamental (a) Cơ bản

Greater (a) Lớn hơn

Handle (v) Giải quyết, xử lý

Input (v,n) Vào, nhập vào

Instruction (n) Chỉ dẫn

Internal (a) Trong, bên trong

Intricate (a) Phức tạp

Less (a) Ít hơn

Logical (a) Một cách logic

Magnetic (a) Từ

Magnetize (v) Từ hóa, nhiễm từ


Manipulate (n) Xử lý

Mathematical (a) Toán học, có tính chất toán học

Mechanical (a) Cơ khí, có tính chất cơ khí

Memory (n) Bộ nhớ

Microcomputer (n) Máy vi tính

Microprocessor (n) Bộ vi xử lý

Minicomputer (n) Máy tính mini

Multiplication (n) Phép nhân

Numeric (a) Số học, thuộc về số học

Operation (n) Thao tác

Output (v,n) Ra, đưa ra

Perform (v) Tiến hành, thi hành

Process (v) Xử lý

Processor (n) Bộ xử lý

Pulse (n) Xung

Register (v,n) Thanh ghi, đăng ký

Signal (n) Tín hiệu


Solution (n) Giải pháp, lời giải

ubtraction (n) Phép trừ

Switch (n) Chuyển

Tape (v,n) Ghi băng, băng

Terminal (n) Máy trạm

Transmit (v) Truyền

Abacus (n) Bàn tính

Allocate (v) Phân phối

Analog (n) Tương tự

Application (n) Ứng dụng

Binary (a) Nhị phân, thuộc về nhị phân

Calculation (n) Tính toán

Command (v,n) Ra lệnh, lệnh (trong máy tính)

Dependable (a) Có thể tin cậy được

Devise (v) Phát minh

Different (a) Khác biệt

Digital (a) Số, thuộc về số


Etch (v) Khắc axit

Experiment (v,n) Tiến hành thí nghiệm, cuộc thí nghiệm

Figure out (v) Tính toán, tìm ra

Generation (n) Thế hệ

History (n) Lịch sử

Imprint (v) In, khắc

Integrate (v) Tích hợp

Invention (n) Phát minh

Layer (n) Tầng, lớp

Mainframe computer (n) Máy tính lớn

Mathematician (n) Nhà toán

Microminiaturize (v) Vi hóa

Multi-task (n) Đa nhiệm

Multi-user (n) Đa người dùng

Operating system (n) Hệ điều hành

Particular (a) Đặc biệt

Predecessor (n) Người, vật tiền nhiệm; tổ tiên

Priority (n) Sự ưu tiên

Productivity (n) Hiệu suất

Real-time (a) Thời gian thực

Schedule (v,n) Lập lịch; lịch biể

Similar (a) Giống Storage (n) Lưu trữ

Technology (n) Công nghệ

Tiny (a) Nhỏbé

Transistor (n) Bóng bán dẫn

Vacuum tube (n) Bóng chân không

TECHNOLOGY – 2

Ability (a) Khả năng

Access (v,n) Truy cập; sự truy cập

Acoustic coupler (n) Bộ ghép âm

Analyst (n) Nhà phân tích

Centerpiece (n) Mảnh trung tâm

Channel (n) Kênh

Characteristic (n) Thuộc tính, nét tính cách

Cluster controller (n) Bộ điều khiển trùm

Consist (of) (v) Bao gồm

Convert (v) Chuyển đổi

Equipment (n) Trang thiết bị

Gateway (n) Cổng kết nối Internet cho những mạng lớn

Interact (v) Tương tác

Limit (v,n) Hạn chế

Merge (v) Trộn

Multiplexor (n) Bộ dồn kênh

Network (n) Mạng

Peripheral (a) Ngoại vi

Reliability (n) Sự có thể tin cậy được

Single-purpose (n) Đơn mục đích

Teleconference (n) Hội thảo từ xa

Activity (n) Hoạt động

Animation (n) Hoạt hình

Attach (v) Gắn vào, đính vào

Condition (n) Điều kiện

Coordinate (v) Phối hợp

Crystal (n) Tinh thể

Diagram (n) Biểu đồ

Display (v,n) Hiển thị; màn hình

Distribute (v) Phân phối

Divide (v) Chia

Document (n) Văn bản

Electromechanical (a) Có tính chất cơ điện tử

Encode (v) Mã hóa

Estimate (v) Ước lượng

Execute (v) Thi hành

Expertise (n) Sự thành thạo

Graphics (n) Đồ họa

Hardware (n) Phần cứng

Interchange (v) Trao đổi lẫn nhau

Liquid (n) Chất lỏng

Magazine (n) Tạp chí

Majority (n) Phần lớn, phần chủ yếu

Multimedia (n) Đa phương tiện

Online (a) Trực tuyến

Package (n) Gói

Physical (a) Thuộc về vật chất

Recognize (v) Nhận ra, nhận diện

Secondary (a) Thứ cấp

Service (n) Dịch vụ

Software (n) Phần mềm

Solve (v) Giải quyết

Sophistication (n) Sự phức tạp

Superior (to) (a) Hơn, trên, cao hơn…

Task (n) Nhiệm vụ

Text (n) Văn bản chỉ bao gồm ký tự

Accommodate (v) Làm cho thích nghi, phù hợp; chứa đựng

Aspect (n) Lĩnh vực, khía cạnh

Associate (v) Có liên quan, quan hệ

Causal (a) Có tính nhân quả

Century (n) Thế kỷ

Chronological (a) Thứ tự thời gian

Communication (n) Sự liên lạc

Configuration (n) Cấu hình

Conflict (v) Xung đột

Contemporary (a) Cùng lúc, đồng thời

Database (n) Cơ sở dữ liệu

Decade (n) Thập kỷ

Decrease (v) Giảm

Definition (n) Định nghĩa

Design (v,n) Thiết kế; bản thiết kế

Discourage (v) Không khuyến khích, không động viên

Disparate (a) Khác nhau, khác loại

Distinction (n) Sự phân biệt, sự khác biệt

Distributed system (n) Hệ phân tán

Encourage (v) Động viên, khuyến khích

Environment (n) Môi trường

Essential (a) Thiết yếu, căn bản

Fibre-optic cable (n) Cáp quang

Filtration (n) Lọc

Flexible (a) Mềm dẻo

Global (a) Toàn cầu, tổng thể

Hook (v) Ghép vào với nhau

Hybrid (a) Lai

Imitate (v) Mô phỏng

Immense (a) Bao la, rộng lớn

Impact (v,n) Tác động, va chạm; sự va chạm, tác động

Increase (v) Tăng

Indicate (v) Chỉ ra, cho biết

Install (v) Cài đặt, thiết lập

Interface (n) Giao diện

>> Nguồn: Tổng hợp

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Tổng hợp những từ vựng quan trọng nhất khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Từ vựng rất cần thiết trong việc sử dụng tiếng Anh. Đây là tổng hợp những từ vựng cần thiết nhất và thông dụng nhất cần dùng khi bạn giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh mà bạn có thể dùng khi phỏng vấn trong tiếng Anh, hoặc hội thoại đời thường. Những từ vựng này bao gồm: Chào hỏi, Tên, Tuổi, Nghề nghiệp, Sở thích.
Tổng hợp những từ vựng quan trọng nhất khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

I. Chào hỏi xã giao


1. Hello/Hi: Xin chào

2. Good morning: Chào buổi sáng

3. Good afternoon: Chào buổi chiều

4. Good evening: Chào buổi tối

5. Know: biết

VD: Nice to know you (Vui được biết bạn)

6. Meet: gặp

VD: Nice to meet you (Vui được gặp bạn)

7. Pleasure: hân hạnh

VD: My pleasure (rất hân hạnh)

It’s a pleasure to meet you (Hân hạnh được gặp bạn.)

II. Giới thiệu tên tuổi


1. Introduce: giới thiệu

2. Myself: bản thân

​VD: Let me introduce myself. (Cho tôi tự giới thiệu mình)

3. Name: tên

⇒ Full name: tên đầy đủ

⇒ First name: tên cuối trong tiếng việt

⇒ Last name: họ

VD: My full name is Nguyen Dinh Giang. My first name is Giang. My last name is Nguyen.

(Tên đầy đủ của tôi là Nguyễn Đình Giang. Tên Giang, họ Nguyễn.)

4. Call: gọi

VD: You can call me Giang. (Bạn có thể gọi tôi là Giang.)

5. Age: tuổi

VD: Can I know your age? (Tôi có thể biết tuổi bạn được không?)

III. Giới thiệu quê quán


1. Come: đến

⇒ come from: đến từ

VD: I come from Vietnam. (Tôi đến từ Việt Nam.)

2. Born: được sinh ra.

VD: I was born in Dong Nai. I was born in 1995.

(Tôi sinh ra ở Đồng Nai. Tôi sinh năm 1995.)

3. Grow up: lớn lên.

VD: I grow up in Ho Chi Minh City. (Tôi lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh.)

4. Live: sống

VD: I live in Ho Chi Minh City. (Tôi sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.)


IV. Giới thiệu nghề nghiệp


1. Job: nghề

VD: What is your job? (Nghề nghiệp của bạn là gì?)

2. Teacher: giáo viên

VD: I am a teacher. (Tôi là giáo viên.)

3. Doctor: bác sĩ

VD: I am a doctor (Tôi là bác sĩ.)

4. Student: sinh viên/ học sinh

VD: I am a student. (Tôi là sinh viên.)

5. Work: làm việc

⇒ Work for: làm việc cho công ty nào.

VD: I work for a Japanese company. (Tôi làm việc cho một công ty Nhật Bản.)

V. Giới thiệu sở thích


1. Hobby: sở thích

VD: What is your hobby? My hobby is … (Sở thích của bạn là gì? Sở thích của tôi là …)

2. Interest (có thể thay thế cho hobby): sở thích, sự hứng thú

VD: My interest is listening to music. (Sở thích của tôi là nghe nhạc)

⇒ be interested in: hứng thú về

VD: I am interested in listening to music. (Tôi hứng thú việc nghe nhạc.)

3. Like: thích

VD: I like comics. (Tôi thích truyện tranh)

4. Love: yêu

VD: I love going out. (Tôi yêu việc ra ngoài.)

5. Hate: ghét

6. Read: đọc

7. Book: sách ⇒ a book: 1 quyển sách

⇒ Books: nhiều quyển sách

VD: I hate reading books (Tôi ghét đọc sách)

8. Play: chơi

9. Chess: cờ (cờ tướng, cờ vua...)

VD: My hobby is playing chess. (Sở thích của tôi là chơi cờ.)

10. football/ soccer: bóng đá

VD: I like playing football (Tôi thích chơi bóng đá.)

11. Travel: du lịch

VD: I love travelling (Tôi yêu du lịch)
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH THEO GỐC TỪ SIÊU NHANH

Bạn có biết rằng tiếng Anh là ngôn ngữ được xây dựng trên nền tảng tiếng Latin và Hy Lạp cổ đại. Bằng cách học những từ gốc Latin & Hy Lạp cổ bạn sẽ có khả năng nhận diện và đoán được nghĩa của hàng trăm hay hàng ngàn từ tiếng Anh mặc dù chưa học bao giờ. Bài viết sẽ giúp bạn biết cách học từ vựng tiếng Anh theo gốc từ siêu nhanh, cùng xem nhé.
Học từ vựng tiếng Anh bao nhiêu là đủ?

Xác suất thống kê cho thấy có những từ được sử dụng rất nhiều trong ngày nhưng ngược lại có những từ rất ít khi được nhắc đến. Vậy, để tiết kiệm thời gian học bạn chỉ nên tập trung những từ vựng quan trọng và có mức độ sử dụng thường xuyên.

Theo chuyên gia, học 1000 từ thông dụng nhất trong tiếng Anh sẽ giúp bạn hiểu được khoảng 70% nội dung các văn bản. Học được 5000 từ phổ biến nhất sẽ giúp bạn hiểu được 90% các tài liệu hàng ngày. Do đó, bạn nên đặt mục tiêu học 1000 từ hay 5000 từ để lên kế hoạch phù hợp.

Làm thế nào để học từ vựng siêu nhanh?


Một trong những cách học từ vựng siêu nhanh đó chính là học từ vựng tiếng Anh theo gốc từ. Gốc từ có thể là tiếp đầu ngữ hoặc tiếp vị ngữ. Các gốc từ thường là để chỉ một ý nghĩa nào đó. Phần lớn, các gốc từ này đều rất học thuật, rất nhiều từ chuyên ngành được cấu tạo từ gốc từ, do đó gốc từ sẽ là một phần cơ sở để đoán từ.

Khi bạn học gốc từ, bạn có thể tìm một từ có thể bao quát toàn bộ nội dung của các từ có gốc đó. Tìm hiểu kĩ và gốc từ có thể đi vào tâm trí bạn rất nhanh.
Cách học từ vựng tiếng Anh theo gốc từ
Từ vựng được tiếng Anh được cấu thành dựa trên nhiều quy luật khác nhau

Quy luật 1: Vay mượn
Giống như trong tiếng Việt, tiếng Anh cũng đi vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khác. Nhiều từ tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng với các từ tiếng Latin vì chúng được vay mượn từ tiếng Pháp trong thời kì người Nooc – man cai trị vương quốc Anh nhiều năm trước đây. Một số thứ tiếng trong số đó giờ đã không còn được sử dụng trên thế giới nữa.

Ví dụ: capsize (tiếng Catalonia ở Tây Ban Nha), apartheid (tiếng Afrikaans xuất phát từ tiếng Hà Lan, được dùng ở Nam Phi), billards (tiếng Brittani ở Pháp), saga (tiếng Iceland), funky (tiếng Công-gô), panda (tiếng Indi, ngôn ngữ của người Nê-pan).


Quy luật 2: Thêm tiền tố (Prefixes)

Bạn có thể tăng vốn từ vựng của bạn bằng cách xử dụng tiếp đầu ngữ (prefix).



+/ Đứng trước động từ (Verbs)

dis-: dislike, disconnect, disappear…

mis-: misunderstand, misinform, mislead…

un-: unlock, untie, uncover…

de-: deregulate, defrost, devalue…

+/ Đứng trước danh từ (Nouns)

anti-: anti-freeze, anti-globalization, anti-perspirant…

non-: nonsense, non-smoker, nonfiction…

in-: inactivity, inconvenience, inattention…

dis-: disadvantage, dishonesty, disability…

de-: deforestation, decentralization, decriminalization…

+/ Đứng trước tĩnh từ (Adjectives)

anti-: anti-smoking, anti-clockwise, anti-social…

in- (il-, ir-, im-): incomplete, inconvenient, illegal, impossible, irregular…

dis-: dishonest, dissimilar, disobedient…

non-: nonexistent, non-alcoholic, non-toxic…

un-: unfair, unusual, unavailable…


Quy luật 3: Thêm hậu tố (Suffixes)

Việc sử dụng tiền tố và hậu tố là một trong những cách tạo từ mới phổ biến nhất trong tiếng Anh. Phương pháp này thông dụng đến mức đôi lúc người nói có thể không chắc chắn rằng một từ nào đó đã có từ trước hay đó là một từ hoàn toàn mới do họ sáng tạo ra.

Bằng cách sử dụng tiền tố và hậu tố có thể giúp bạn học từ vựng tiếng Anh siêu nhanh. Một trong những kỹ năng quan trọng là hiểu rõ sự thay đổi về mặt ý nghĩa và loại từ của một từ mà các hậu tố khác nhau có thể tạo ra.

Ví dụ: Với từ use (sử dụng) bạn có thể có rất nhiều từ chung gốc khi thêm các hậu tố như: unusable (tính từ: không dùng được), useless (tính từ: vô dụng), useful (tính từ: hữu ích).

Quy luật 4: Tạo ra những từ hoàn toàn mới

Các từ mới được tạo ra theo cách này có thể có âm thanh tương tự với một từ tiếng Anh đã có từ lâu.

Ví dụ: hobbit (giống người xuất hiện trong tiểu thuyết giả tưởng “Chúa tể những chiếc nhẫn”) có âm tương tự như rabbit. Chúng có thể có xuất xứ từ một thương hiệu, một dòng sản phẩm nổi tiếng và thông dụng như Kleenex (giấy ăn) hay Hoover (máy hút bụi).
Quy luật 5: Mô phỏng âm thanh/nhân đôi

Trong tiếng Anh có rất nhiều từ mô phỏng âm thanh và những thứ tạo ra âm thanh đó như cuckoo (chim cúc cu), splash (té nước), plop (rơi tõm) hay whoop (ối).

Ngoài ra còn có những từ tiếng Anh được tạo ra bằng cách nhân đôi âm như honky-tonk (quán bar/ sàn nhảy rẻ tiền), wishy-washy (nhạt, loãng, nhạt nhẽo), ping-pong (bóng bàn).
Quy luật 6: Viết tắt

Có những từ tiếng Anh có dạng viết tắt đủ khả năng đóng vai trò như một từ độc lập và cụm từ đầy đủ nguyên gốc dần dần bị quên lãng.

Một số từ vẫn được viết dưới dạng viết tắt như AIDS ~ Acquired Immune Deficiency Syndrome (hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch), VDU ~ Visual Display Unit (bộ phận phát hình), SARS ~ Severe Accute Respiratory Syndrome (hội chúng suy đường hô hấp cấp) hay WMD ~ Weapon of Mass Destruction (vũ khí huỷ diệt hàng loạt).

Tuy nhiên, hầu hết các từ thuộc diện này được viết như một từ tiếng Anh thông thường.

Ví dụ: radar (ra-đa) hay scuba (bình khí nén của thợ lặn).
Quy luật 7:Rút gọn

Một từ tiếng Anh dài có thể bị thu gọn thành một âm tiết. Âm tiết đó có thể đóng vai trò một từ độc lập có ý nghĩa tương đương từ gốc.

Ví dụ: examination ~ exam (kỳ thi), laboratory ~ lab (phòng thí nghiệm), brother ~ bro (tiếng lóng: anh/ em trai), maximising ~ maxing (tiếng lóng: tối đa).
Quy luật 8: Kết hợp

Đây là một phương pháp thú vị khác người Anh sử dụng để tạo ra những từ mới. Các từ mới được tạo ra nhờ sự kết hợp hai yếu tố của hai từ khác nhau – thông thường là phần đầu từ thứ nhất với phần kết từ thứ hai. Từ mới ra đời theo cách này sẽ mang ý nghĩa của cả hai từ gốc.

Ví dụ:

– smog ~ smoke + fog: khói lẫn sương

– transistor ~ transfer + resistor: bán dẫn

– brunch ~ breakfast + lunch: bữa sáng và bữa trưa gộp làm một

– rockumentary ~ rock + documentary: phim tài liệu về nhạc rock/ nghệ sỹ chơi nhạc rock

Để học từ vựng tiếng Anh theo gốc từ siêu nhanh, bạn còn cần trang bị cho mình rất nhiều đó là sự kiên trì, chăm chỉ. Việc học tiếng Anh không phải ngày một ngày hai nên bạn cần xác định mục tiêu học và định hướng cụ thể để học nhóm từ vựng phù hợp.
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Từ vựng tiếng Anh chủ đề Ngày Tết

Tết đến xuân về, các bạn đã có kế hoạch gì xả hơi mấy ngày Tết chưa? Ngày Tết ăn chơi nhảy múa thoải mái nhưng nhớ một nhiệm vụ quan trọng là vẫn phải duy trì học tiếng Anh đấy nhé. Bài viết dưới đây xin gửi tới các bạn một số từ vựng về “ Tết”, và mong rằng các bạn ăn Tết vui vẻ bên gia đình và “nuốt” cho hết số từ vựn này nhé !Từ vựng Tiếng Anh về Tết

tu vung tieng anh chu de ngay tet

Crucial moments (Những thời khắc quan trọng)

Lunar New Year = Tết Nguyên Đán.
Lunar / lunisolar calendar = Lịch Âm lịch.
Before New Year’s Eve = Tất Niên.
New Year’s Eve = Giao Thừa.
The New Year = Tân Niên.

* Typical symbols (Các biểu tượng tiêu biểu)

Flowers (Các loại hoa/ cây)
Peach blossom = Hoa đào.
Apricot blossom = Hoa mai.
Kumquat tree = Cây quất.
Chrysanthemum = Cúc đại đóa.
Marigold = Cúc vạn thọ.
Paperwhite = Hoa thủy tiên.
Orchid = Hoa lan.
The New Year tree = Cây nêu.

Foods (Các loại thực phẩm)

Chung Cake / Square glutinous rice cake = Bánh Chưng.
Sticky rice = Gạo nếp.
Jellied meat = Thịt đông.
Pig trotters = Chân giò.
Dried bamboo shoots = Măng khô.
(“pig trotters stewed with dried bamboo shoots” = Món “canh măng hầm chân giò” ngon tuyệt).
Lean pork paste = Giò lụa.
Pickled onion = Dưa hành.
Pickled small leeks = Củ kiệu.
Roasted watermelon seeds = Hạt dưa.
Dried candied fruits = Mứt.
Mung beans = Hạt đậu xanh
Fatty pork = Mỡ lợn
Water melon = Dưa hấu
Coconut = Dừa
Pawpaw (papaya) = Đu đủ
Mango = Xoài


Others

Spring festival = Hội xuân.
Family reunion = Cuộc đoàn tụ gia đình.
Five – fruit tray = Mâm ngũ quả.
Banquet = bữa tiệc/ cỗ (“Tet banquet” – 2 từ này hay đi cùng với nhau nhé)
Parallel = Câu đối.
Ritual = Lễ nghi.
Dragon dancers = Múa lân.
Calligraphy pictures = Thư pháp.
Incense = Hương trầm.
Altar: bàn thờ
Worship the ancestors = Thờ cúng tổ tiên.
Superstitious: mê tín
Taboo: điều cấm kỵ
The kitchen god: Táo quân
Fireworks = Pháo hoa.
Firecrackers = Pháo (Pháo truyền thống, đốt nổ bùm bùm ý).
First caller = Người xông đất.
To first foot = Xông đất
Lucky money = Tiền lì xì.
Red envelop = Bao lì xì
Altar = Bàn thờ.
Decorate the house = Trang trí nhà cửa.
Expel evil = xua đuổi tà ma (cái này là công dụng của The New Year Tree).
Health, Happiness, Luck & Prosperity = “Khỏe mạnh, Hạnh phúc, May mắn, & Thịnh vượng” là những từ không thể thiếu trong mỗi câu chúc Tết.
Go to pagoda to pray for = Đi chùa để cầu ..
Go to flower market = Đi chợ hoa
Visit relatives and friends = Thăm bà con bạn bè
Exchange New year’s wishes = Thúc Tết nhau
Dress up = Ăn diện
Play cards = Đánh bài
Sweep the floor = Quét nhà


>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Cách học từ vựng tiếng Anh theo phương pháp phản xạ

Với cách học mới này, bạn sẽ nhớ từ rất lâu. Như khi bạn học cụm “open the door”, bạn phải đồng thời mở cửa và cứ như vậy lặp đi lặp lại cả hành động và cụm từ mới đó. 

Xuất phát từ nhiều câu hỏi của học sinh “Làm thế nào để học từ vựng tốt”, “Tại sao em học mà cứ bị quên từ vựng?”, “Em hay nhầm từ này và từ khác”, giúp việc học từ vựng hiệu quả hơn, đó là phương pháp Phản xạ truyền cảm hứng.

Cách học từ vựng tiếng Anh theo phương pháp phản xạ


Học từ vựng tiếng Anh theo hệ thống

Nhiều người học từ vựng bằng cách tập hợp các từ bất kỳ, hoặc lấy ra từ vựng mới trong một bài đọc hiểu.  Bạn nên học từ vựng theo chủ đề. Bạn có thể bắt đầu với những chủ đề quen thuộc như Study (học hành), Work (công việc), Family and friends (gia đình và bạn bè), Hobby (sở thích)… Việc học từ vựng theo hệ thống giúp bạn nhớ lâu hơn, lại dễ vận dụng khi nói về một chủ đề nhất định. 

Học từ vựng tiếng Anh theo cụm

Với cách này, bạn không những học được từ mà còn biết cách sử dụng của nó.

Ví dụ, với chủ đề “At a hotel” (tại khách sạn), bạn sẽ dễ dàng bắt gặp từ “carry”. Vậy ở khách sạn, từ carry có thể đi với những từ nào? Đó có thể là “carry the luggage”, “carry the suitcase”… Đây cũng được coi là những cụm từ không thể thay thế khi bạn giao tiếp tiếng Anh. Bởi người nước ngoài có thể nói “Can I help you carry the luggage”, hoặc “Do you want me to carry the luggage for you?”.

Cụm “carry the luggage” là điểm mấu chốt vì nó biểu đạt ý nghĩa, ngữ cảnh của toàn bộ câu nói. Do vậy, người học nên thành thạo những từ vựng này trước khi đến với từ vựng nâng cao.

Phương pháp phản xạ từ vựng tiếng Anh

Theo phương pháp học từ vựng truyền thống, bạn nhìn từ vựng, chép lại hoặc lẩm nhẩm trong đầu. Khoảng thời gian đó quá ngắn để từ vựng có thể chuyển từ khu vực trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, khiến người học khó ghi nhớ.

Ví dụ: Khi bạn học cụm “open the door”, bạn phải đồng thời mở cửa và cứ như vậy lặp đi lặp lại cả hành động và cả cụm từ mới đó. Giống như một đứa trẻ mới học nói, để học từ “mẹ”, trẻ cần vừa nói vừa chỉ vào mẹ để hình thành việc ghi nhớ từ. 
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Sưu tầm từ và cụm từ tiếng Anh về chủ đề gia đình

Bài viết dưới đây mang đến cho các bạn nguồn tài liệu hữu ích về vốn từ vựng tiếng Anh chủ đề gia đình rất hay phục vụ cho chương trình học tập của các bạn. Sau đây mời các bạn vào tham khảo.

Sưu tầm từ và cụm từ tiếng Anh về chủ đề gia đình

1. Cây phả hệ (mối quan hệ trong gia đình) trong tiếng Anh


- Parents: bố mẹ, phụ huynh

- Mother: mẹ

- Father: bố

- Sibling: anh (chị, em) ruột

- Brother: anh, em trai

- Sister: chị, em gái

- Only child: con một

- Aunt: cô, dì, bác (nữ)

- Uncle: chú, bác, cậu (nam)

- Daughter: con gái

- Son: con trai

- First cousin: anh em họ gần nhất

 -Niece: cháu gái (con của anh chị em)

- Nephew: cháu trai (con của anh chị em ruột)

Ví dụ:

- “Your closest relatives are your parents: your mother and father; and your siblings (brothers or sisters).

=> Những người thân nhất của bạn là các phụ huynh; mẹ bạn và bố bạn; và anh chị em ruột (anh em trai hoặc chị em gái).

- “If your mother or father is not an only child, you also have aunts and/ or uncles.”

=> Nếu mẹ bạn hay bố bạn không phải là con một, thì bạn cũng có các dì (cô, bác) hay các chú (cậu, bác).

- “An aunt is the sister of your mother or father, while an uncle is the brother of your mother or father.”

=> Dì là chị em gái của mẹ hoặc bố, trong khi chú là anh em trai của mẹ hoặc bố.

- “Your female child is called your daughter, and your male child is your son.”

=> Con của bạn mà là nữ thì được gọi là con gái, và con của bạn là nam thì là con trai.

- “If your aunts or uncles have children, they are your first cousins.

=> Nếu các dì hay các chú có con cái, họ sẽ được gọi là anh em họ gần của bạn). (Trong tiếng Anh, ta dùng từ cousin dù là nữ hay là nam).

- “Your female cousin is your mother (or father’s) niece, while a male cousin is the nephew of your mother and father.”

=> “Anh chị em họ của bạn là cháu gái của mẹ bạn (hay bố bạn), trong khi anh em họ của bạn là cháu trai của mẹ hoặc bố bạn”

2. Quan hệ của gia đình nhà chồng hay nhà vợ trong tiếng Anh


- In-law: bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ

- Spouse: chồng hay vợ.

- Mother-in-law: mẹ chồng (mẹ vợ)

- Father-in-law: bố chồng (bố vợ)

- Brother-in-law: anh(em rể), anh (em) vợ

- Sister-in-law: chị (em) dâu, chị (em) vợ

- Daughter-in-law: con dâu

- Son-in-law: con rể

Ví dụ:

- “When you marry, your husband (or wife’s) family become your in-laws.”

=> Khi bạn kết hôn, gia đình chồng chồng bạn (hoặc vợ bạn) trở thành những người thân của bạn theo pháp luật.

- “The mother of your spouse(husband or wife) is your mother-in-law and his or her father becomes your father-in-law.”

=> Mẹ của chồng(hay vợ) bạn là mẹ chồng hay mẹ vợ và bố của chồng bạn hay của vợ bạn là bố chồng hay bố vợ của bạn.

- “The term in-law is also used to describe your relationship with the spouses of your siblings.”

=> Từ in-law cũng được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa vợ (chồng) bạn và anh chị em ruột của họ.

- “So the husband of your sister becomes your brother-in-law, while the sister of your husband becomes your sister-in-law.”

=> Do đó chồng của chị em gái bạn trở thành anh (em) rể của bạn, còn chị em gái của chồng là chị/em dâu

- “If you are a woman, you become the daughter-in-law of your husband’s parents, and if you are a man, you become the son-in-law of your wife’s parents.”

=> Nếu bạn là một người phụ nữ, bạn trở thành con dâu của bố mẹ chồng bạn, và nếu bạn là đàn ông, bạn trở thành con rể của bố mẹ vợ bạn.

- The same term in-law is used for all generations. The husband of your aunt is still your mother’s brother-in-law, for example.

=> Thuật ngữ in-law được sử dụng cho tất cả các thế hệ. Ví dụ chồng của dì bạn cũng là anh rể của mẹ bạn.

3. Gia đình trong hôn nhân thứ hai trong tiếng Anh


Nếu bố hay mẹ ai đó tái hôn (remarry), họ sẽ có một gia đình mới và những mối quan hệ mới.

- Step-mother: mẹ kế

- Step-sister: chị (em) riêng của bố (mẹ) kế

- Half-brother: anh (em) cùng cha (mẹ) khác mẹ (cha)

- Half-sister: chị(em) cùng cha (mẹ) khác mẹ (cha)

- Biological brother: anh (em) cùng huyết thống

Ví dụ:

- “If your father marries a second wife, she becomes your step-mother.”

=> Nếu bố bạn cưới vợ hai, cô ấy trở thành mẹ kế của bạn.

- “Any children she already has become your step-sisters or step-brothers.”

=> Bất kỳ đứa con nào mà cô ấy đã có trở thành anh chị em con dượng dì kế của bạn

- “If your mother or father remarries and has children, they become your half-brothers or half-sisters.”

=> Nếu mẹ hay cha của bạn tái hôn và có con với nhau, họ chở thành anh hoặc chị cùng cha (mẹ) khác mẹ (cha) của bạn.

- “You might also hear people talking about their biological brother/ sister etc, to mean a brother who is related by blood, rather than by marriage.”

=> Bạn cũng có thể nghe thấy mọi người nói về anh chị em cùng huyết thống v.v., có nghĩa là anh chị em có liên hệ về huyết thống hơn là quan hệ qua hôn nhân.

4. Mối quan hệ ông bà, cháu trong tiếng Anh


- Grandparents: ông bà

- Grandmother: bà

- Grandfather: ông

- Grandchildren: các cháu

- Granddaughter: cháu gái

- Grandson: cháu trai

- Great-aunt: bà trẻ (chị, em gái của ông, bà)

- Great-uncle: anh em trai của ông bà

- Great-niece: cháu gái (của cụ)

- Great-nephew: cháu trai (của cụ)

- Great-grandmother: cụ bà (mẹ của ông bà)

- Great-grandfather: cụ ông (bố của ông bà)

- “The parents of your parents are your grandparents – grandmother and grandfather. You are their grandchildren – either a granddaughter or a grandson.”

=> Bố mẹ của bố mẹ bạn là ông bà bạn – ông và bà. Bạn là cháu của họ – cháu gái hoặc cháu trai.

- “If your grandparent has a sister, she is your great-aunt. If your grandparent has a brother, he is your great-uncle.

=> Nếu ông bà bạn có chị (em) gái, họ là bà trẻ của bạn. Nếu ông bà bạn có anh(em)trai, ông ấy là ông trẻ của bạn. (Và bạn là great-niece hay great-nephew của họ).

- “The mother of your grandmother or grandfather is your great-grandmother. The father is your great-grandfather.”

=> Mẹ của ông hay bà bạn là cụ bà của bạn, bố thì là cụ ông của bạn.

- “If you go back another generation, the grandmother of your grandmother/ grandfather is your great-great-grandmother.”

=> Nếu bạn quay về với các thế hệ trước đấy, cụ của bà/ông bạn là kỵ bà của bạn.

- “The grandfather of your grandparent becomes your great-great-grandfather.”

=> Ông của ông bà bạn là kỵ ông của bạn.

5. Các loại gia đình trong tiếng Anh


- Nuclear family = gia đình hạt nhân

Ví dụ: “The traditional British family unit is a nuclear family.”

=> Đơn vị gia đình truyền thống của người Anh là gia đình hạt nhân.

- Single-parent/ one-parent family = bố mẹ, gia đình đơn thân.

Ví dụ: “There are more and more single-parent families in the UK.”

=> Ngày càng có nhiều gia đình ông bố bà mẹ đơn thân ở Anh.

- Immediate family = gia đình cơ bản

Ví dụ: “Only immediate family members attended the funeral.”

=> Chỉ có những thành viên của gia đình cơ bản đến dự đám tang.

- Extended family = đại gia đình, dòng họ

Ví dụ: “The wedding invitations were sent to the entire extended family.”

=> Lời mời đám cưới được gửi tới toàn thể đại gia đình.

- Close-knit family = gia đình hoàn thuận, gắn bó

Ví dụ: “They are a close-knit family.”

=> Họ là một gia đình hòa thuận

- Dysfunctional family = gia đình không êm ấm

Ví dụ: “He comes from a rather dysfunctional family.”

=> Anh ta đến từ một gia đình có vẻ không êm ấm

- Blood relative = quan hệ máu mủ ruột già

Ví dụ: “She’s not a blood relative, but we’re still very close.”

=> Cô ấy không phải có họ hàng máu mủ, nhưng chúng tôi vẫn rất thân thiết.

6. Một số cụm từ tiếng Anh hữu ích về chủ đề gia đình


- Family gathering = tụ họp gia đình

Ví dụ: “There’s a small family gathering next week.”

=> Có một buổi họp gia đình nhỏ vào tuần tới.

- Family resemblance = sự giống nhau giữa các thành viên trong gia đình (cha nào con nấy)

Ví dụ: “You can see a distinct family resemblance between the father and the son.”

=> Bạn có thể thấy một sự giống nhau nổi bật giữa cha và con.

- To start a family = sinh con

Ví dụ: “They want to wait a couple of years before starting a family.”

=> Họ muốn đợi vài năm trước khi sinh con.

- To run in the family = đặc điểm giống nhau giữa các thành viên trong gia đình

- To bring up/ raise a family = chăm sóc/ nuôi nấng con cái

Ví dụ: “It’s difficult to raise a family on one income.”

=> Thật khó khăn khi nuôi nấng một gia đình dựa vào thu nhập của một người.

- A family car = xe gia đình

Ví dụ: “The Volvo Estate is a popular family car.”

=> Volvo Estate là một loại xe gia đình phổ biến.

- Family-size = cỡ lớn dành cho gia đình

Ví dụ: “We need to buy family-size packets of biscuits!”

=> Mình cần mua những túi bánh quy cỡ lớn cho gia đình.

- Family-friendly: Chính sách, đặc điểm dành cho gia đình

Ví dụ: “This hotel is family-friendly.”

=> Khách sạn này là dành cho gia đình.

- Family doctor: bác sĩ gia đình

Ví dụ: “There are a number of good family doctors in this area.”

=> Có một số bác sỹ gia đình tốt ở khu vực này.

- Family man: người đàn ông của gia đình

Ví dụ: “John is a family man.”

=> John là người đàn ông của gia đình.

- Family values = các giá trị truyền thống gia đình

Ví dụ: “Some political parties often emphasise family values and the importance of marriage.”

=> Một số đảng phái chính trị thường nhấn mạnh các giá trị truyền thống của gia đình và sự quan trọng của hôn nhân.

- Family name = họ

Ví dụ: “What’s your family name?”

=> Họ của anh là gì?
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Tất tần tật từ vựng tiếng Anh về Ngày Tết


Hãy cùng Benative học về những từ vựng tiếng Anh về chủ đề Ngày Tết qua bài viết dưới đây ngay các bạn nhé

tu vung tieng anh ve ngay tet

I. Crucial moments (Những thời khắc quan trọng)


Before New Year’s Eve: Tất Niên.

Lunar / lunisolar calendar: Lịch Âm lịch.

Lunar New Year: Tết Nguyên Đán.

New Year’s Eve: Giao Thừa.

The New Year: Tân Niên.


II. Typical symbols (Các biểu tượng tiêu biểu)


Apricot blossom: Hoa mai.

Flowers: Các loại hoa

Kumquat tree: Cây quất.

Marigold: Cúc vạn thọ.

Orchid: Hoa lan.

Paperwhite: Hoa thủy tiên.

Peach blossom: Hoa đào.

The New Year tree: Cây nêu.



III. Foods (Các loại thực phẩm)


Square glutinous rice cake/ Chung Cake : Bánh Chưng. Coconut: Dừa Dried bamboo shoots: Măng khô.

Dried candied fruits: Mứt.

Fatty pork: Mỡ lợn

Jellied meat: Thịt đông.

Lean pork paste: Giò lụa.

Mango: Xoài

Mung beans: Hạt đậu xanh

Pawpaw (papaya): Đu đủ

Pickled onion: Dưa hành.

Pickled small leeks: Củ kiệu.

Pig trotters: Chân giò.

Roasted watermelon seeds: Hạt dưa.

Sticky rice: Gạo nếp.

Water melon: Dưa hấu

Spring festival: Hội xuân.

Family reunion: Cuộc đoàn tụ gia đình.

Five – fruit tray: Mâm ngũ quả


IV. Activities (Các hoạt động ngày Tết)


Altar: Bàn thờ.

Banquet: bữa tiệc/ cỗ (“Tet banquet” – 2 từ này hay đi cùng với nhau nhé)

Calligraphy pictures: Thư pháp.

Decorate the house: Trang trí nhà cửa.

Dragon dancers: Múa lân.

Dress up: Ăn diện

Exchange New year’s wishes: Chúc Tết nhau

Expel evil: xua đuổi tà ma (cái này là công dụng của The New Year Tree).

Firecrackers: Pháo (Pháo truyền thống, đốt nổ bùm bùm ý).

Fireworks: Pháo hoa.

First caller: Người xông đất.

Go to flower market: Đi chợ hoa

Go to pagoda to pray for: Đi chùa để cầu ...

Health, Happiness, Luck & Prosperity: “Khỏe mạnh, Hạnh phúc, May mắn, & Thịnh vượng”

Incense: Hương trầm.

Lucky money: Tiền lì xì.

Parallel: Câu đối.

Play cards: Đánh bài

Red envelop: Bao lì xì

Ritual: Lễ nghi.

Superstitious: mê tín

Sweep the floor: Quét nhà

Taboo: điều cấm kỵ

The kitchen god: Táo quân

To first foot: Xông đất

Visit relatives and friends: Thăm bà con bạn bè

Worship the ancestors: Thờ cúng tổ tiên.
>> Nguồn: Sưu tầm